Waters of Life

Biblical Studies in Multiple Languages

Search in "Vietnamese":
Home -- Vietnamese -- John - 053 (Disparate views on Jesus)
This page in: -- Albanian -- Arabic -- Armenian -- Bengali -- Burmese -- Cebuano -- Chinese -- Dioula? -- English -- Farsi? -- French -- Georgian -- Greek -- Hausa -- Hindi -- Igbo -- Indonesian -- Javanese -- Kiswahili -- Kyrgyz -- Malayalam -- Peul -- Portuguese -- Russian -- Serbian -- Somali -- Spanish -- Tamil -- Telugu -- Thai -- Turkish -- Twi -- Urdu -- Uyghur? -- Uzbek -- VIETNAMESE -- Yiddish -- Yoruba

Previous Lesson -- Next Lesson

GIĂNG - SỰ SÁNG SOI TRONG TỐI TĂM
Nghiên Cứu Tin Lành của Đấng Christ theo Giăng
PHẦN 2 - SỰ SÁNG SOI TRONG TỐI TĂM (GIĂNG 5:1 - 11:54)
C - HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG CỦA CHÚA GIÊ-XU ĐẾN GIÊ-RU-SA-LEM (GIĂNG 6:1-71)
1. Những lời của Chúa Giê-xu trong dịp lễ Lều Tạm (Giăng 7:1 - 8:59)

b) Những quan điểm khác nhau về Chúa Giê-xu giữa vòng dân chúng và Tòa Công Luận (Giăng 7:14-63)


GIĂNG 7:45-49
45 Vậy bọn lính trở về cùng các thầy tế lễ cả và các người Pha-ri-si. Những người nầy hỏi họ rằng: Sao các ngươi không điệu người đến? 46 Bọn lính thưa rằng: Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy! 47 Những người Pha-ri-si nói rằng: Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? 48 Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ri-si tin đến người đó chăng? 49 Song lũ dân nầy không biết luật chi cả, thật là dân đáng rủa!

Đang khi Chúa Giê-xu giảng dạy dân chúng trong đền thờ, người Pha-ri-si hội họp lại chờ đợi mấy kẻ đầy tớ sẽ bắt Chúa Giê-xu và đem Ngài đến cho họ. Các thầy tế lễ cả được gọi tên theo số nhiều, dù một thầy tế lễ cả sẽ điều hành Tòa Công Luận trọn cả đời mình. Nhưng các nhà cầm quyền La-mã có lúc sẽ bãi nhiệm những người này. Vì lý do đó có nhiều thầy tế lễ cả trong thời của Chúa Giê-xu bị bãi nhiệm bởi La-mã, họ đều thuộc về các gia đình thầy tế lễ. Những người này là những người Sa-đu-sê, hướng về lối tư duy tự do, không đồng tình với tư tưởng duy luật của người Pha-ri-si.

Người Pha-ri-si ngồi cùng với các thầy tế lễ trong Tòa Công Luận. Vì là những người duy luật, họ khước từ tư tưởng Hy Lạp và dùng luật pháp làm nền tảng cho đức tin và hành động của phe mình. Họ cứng lòng, tôn cao Đức Chúa Trời bằng sự nghiêm khắc với chính mình và mọi người.

Cả người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê đều tức giận vì không bắt được Chúa Giê-xu. Các môn đồ không hề bảo vệ Ngài, hay dân chúng cũng không hề canh phòng cho Ngài, nhưng lời Ngài đã gây ấn tượng với hết thảy, nên họ không dám bắt trói Ngài, vì họ nhận thấy quyền phép của Đức Chúa Trời tuôn chảy trong Ngài.

Trước sự việc đó người Pha-ri-si giận dữ la lớn với mấy kẻ canh giữ đền thờ: “Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ri-si tin đến người đó chăng? Chẳng có người công chính nào lại đi theo tên Ga-li-lê này.”

Nhiều người đã thật sự yêu mến Chúa Giê-xu, nhưng họ chỉ là những người quê mùa giản dị, bị khinh thường, bị xem là gian ác hay vô đạo đức. Ngài đã ngồi cùng bàn và tôn trọng họ bằng sự hiện diện của mình. Nhưng những người sùng đạo khinh thường những kẻ như vậy, xem họ là những kẻ bị rủa sả. Họ nhìn xem những người đó bằng góc nhìn trọng luật pháp. Trên thực tế chính số bị khinh bỉ này đã đi theo Chúa Giê-xu. Một số người trong họ đã xưng tội trước Giăng Báp-tít; cho nên các nhà cầm quyền ghét đám dân đông này, quên rằng họ cũng nói cùng ngôn ngữ và tuân thủ cùng phong tục như những người này. Hết thảy dân sự là một khối thống nhất dù có mâu thuẫn và chia rẽ giữa các tầng lớp.

GIĂNG 7:50-53
50 Ni-cô-đem (là người trước có đến cùng Đức Chúa Jêsus và là một người trong đám họ) nói rằng: 51 Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao? 52 Họ trả lời rằng: Ngươi cũng là người Ga-li-lê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết. 53 Ai nấy đều trở về nhà mình.

Một trong số những người có mặt ở đó khó chịu trước thái độ thù nghịch của Tòa Công Luận. Đó là Ni-cô-đem, người đã đến gặp Chúa Giê-xu cách bí mật trong đêm. Đấng Christ đã bày tỏ cho ông nhu cầu về sự sanh lại. Người này vẫn ở dưới tầm ảnh hưởng của Chúa Giê-xu và muốn làm trung gian hòa giải mà không để lộ là ông ủng hộ Chúa Giê-xu. Ông dùng ngôn từ của luật pháp nơi tòa án để vô hiệu lực việc tuyên án đối với người vắng mặt.

Tuy nhiên các quan án cười nhạo người có lương tâm tốt này. Dù phiên tòa có được tập hợp thì họ cũng sẽ hợp thức hóa việc tuyên án cho người vô tội bằng những bước gian dối. Những kẻ lập mưu thấy bằng chứng đã đủ thuyết phục rằng Chúa Giê-xu chỉ là một tiên tri giả vì Ngài là người Ga-li-lê, một vùng bị khinh thường vì việc tuân thủ luật pháp lỏng lẻo. Kinh Thánh không có chỗ nào nói Đấng Mê-si-a đã hứa hay một tiên tri trong ngày cuối cùng sẽ được ban cho từ nơi này. Người Pha-ri-si tin rằng Ngài là kẻ giả dối, nên họ cười nhạo Ni-cô-đem là người muốn trình diện Chúa Giê-xu trước họ để thuyết phục họ bằng những lời mạnh mẽ của Ngài, như Ngài đã từng thuyết phục chính Ni-cô-đem.

CÂU HỎI:

  1. Vì sao các thầy tế lễ và người Pha-ri-si khinh thường những người dân thường?

www.Waters-of-Life.net

Page last modified on October 12, 2018, at 12:21 PM | powered by PmWiki (pmwiki-2.3.3)