Waters of Life

Biblical Studies in Multiple Languages

Search in "Vietnamese":
Home -- Vietnamese -- John - 130 (The witness of John and his gospel)
This page in: -- Albanian -- Arabic -- Armenian -- Bengali -- Burmese -- Cebuano -- Chinese -- Dioula? -- English -- Farsi? -- French -- Georgian -- Greek -- Hausa -- Hindi -- Igbo -- Indonesian -- Javanese -- Kiswahili -- Kyrgyz -- Malayalam -- Peul -- Portuguese -- Russian -- Serbian -- Somali -- Spanish -- Tamil -- Telugu -- Thai -- Turkish -- Twi -- Urdu -- Uyghur? -- Uzbek -- VIETNAMESE -- Yiddish -- Yoruba

Previous Lesson

GIĂNG - SỰ SÁNG SOI TRONG TỐI TĂM
Nghiên Cứu Tin Lành của Đấng Christ theo Giăng
PHẦN 4 - SỰ SÁNG ĐẮC THẮNG TỐI TĂM (GIĂNG 18:1 - 21:25)
B - SỰ SỐNG LẠI VÀ SỰ HIỆN RA CỦA ĐẤNG CHRIST (GIĂNG 20:1 – 21:25)
5. Chúa Giê-xu hiện ra bên bờ hồ (Giăng 21:1-25)

d) Lời chứng của Giăng và Tin Lành theo ông (Giăng 21:24-25)


GIĂNG 21:24
24 Ấy chính là môn đồ đó làm chứng về những việc nầy và đã chép lấy; chúng ta biết lời chứng của người là thật.

Ở đây chúng ta khám phá được bốn lẽ thật quan trọng:

Vị sứ đồ vẫn còn sống khi Phúc Âm của ông được phổ biến giữa các hội thánh nói tiếng Hy Lạp. Ông vẫn là một môn đồ của Chúa Giê-xu từ ngày của Giăng Báp-tít cho đến khi Đấng Christ thăng thiên về trời.

Giăng là nhân chứng trực tiếp về Chúa Giê-xu Christ. Ông đã nghe những lời của Chúa Giê-xu và ghi chép lại, cũng như ký thuật lại các phép lạ. Không phải một thành viên nào đó của hội thánh đã viết Phúc Âm này, mà chính là Giăng, vị sứ đồ được yêu dấu. Có lẽ ông không lưu loát tiếng Hy Lạp, nên ông đã đọc những ý tưởng cao quý của mình cho một trong các môn đồ của ông chép lại, là một người rất giỏi ngôn ngữ. Các ý nghĩa rất rõ ràng, và các lẽ thật không hề bị thay đổi. Những ai lưu truyền Phúc Âm này đều cùng công nhận rằng lời chứng của Giăng là hoàn toàn đáng tin cậy. Sự công nhận này là cần thiết, vì Phúc Âm của Giăng khác về bản chất so với ba sách Phúc Âm còn lại. Chúng ta vui mừng vì sách Phúc Âm độc đáo đến từ vị sứ đồ đáng kính này là một trong những kho báu của chúng ta.

Những người phổ biến Phúc Âm này đều đồng lòng bày tỏ sự hiện hữu của Đấng Christ trong đời sống họ, và bởi đã tiếp nhận Ngài, tin nơi danh Ngài, họ có thẩm quyền trở nên con cái Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh đã giáng ngự trên họ, sống trong họ và giúp họ phân biệt được các tà linh. Họ nhận biết được lẽ thật khỏi những lời nói dối và nói quá, kinh nghiệm được Thần Yên Ủi dẫn dắt họ vào mọi lẽ thật.

GIĂNG 21:25
25 Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy.

Một số người thấy sự tồn tại của bốn sách Phúc Âm là một cớ vấp phạm. Nếu xem các thư tín của Phao-lô là một sách Phúc Âm nữa (như ông đã nói vậy), thì chúng ta có năm sách, cũng như mỗi đời sống của một Cơ Đốc Nhân thật chính là một sách Phúc Âm. Người ghi chép ra Phúc Âm Giăng xưng nhận rằng ông đã nghe rất nhiều lời nói và việc làm của Chúa Giê-xu từ các môn đồ, rằng ông không thể nào tổng hợp hết lại được. Sự đầy trọn của Đức Chúa Trời ở trên ông. Cho đến ngày nay Ngài vẫn ở trong Hội thánh và hướng dẫn hội thánh bước theo từng dấu chân của Ngài. Nếu chúng ta cố viết lại hết mọi công việc của Chúa Giê-xu kể từ khi Ngài sống lại cho đến ngày nay, thì không giấy mực nào đủ được. Cơ Đốc Nhân sẽ phải bước vào cõi đời đời mới có thể hiểu hết bề cao, bề rộng, bề sau và bề dài tình yêu thương của Đấng Christ hành động trong lịch sử nhân loại.

Chúa sống của chúng ta hành động qua lời Ngài theo như đã ký thuật trong Tân Ước. Chúng ta thấy mình thật được phước, vì chúng ta đã nghe tiếng Ngài, hiểu suy nghĩ Ngài và đi theo sự kêu gọi Ngài. Giăng đã mô tả tình yêu thương của Chúa Giê-xu Christ, để hết thảy đều sẽ xưng nhận: “chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật. Bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm ơn.”

LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-xu Christ, chúng con cảm tạ Ngài đã cảm thúc tôi tớ Ngài là sứ đồ Giăng viết ra sách Phúc Âm này về tình yêu thương của Ngài. Ngài đã phán với chúng con qua những ngôn từ của Giăng. Chúng con cảm tạ về tình yêu thương, những lời phán, những việc làm, sự sống, sự chết, và sự sống lại của Ngài. Ngài đã bày tỏ Cha cho chúng con và tha thứ tội lỗi của chúng con. Ngài đã ban cho chúng con sự sống mới qua Thánh Linh Ngài.

CÂU HỎI:

  1. Những người nhận được Phúc Âm của Giăng làm chứng cho điều gì?

ĐỐ - 7

Quý đọc giả thân mến,
hãy gởi những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi được nêu trong bài học 20 trên 24. Nếu bạn đã trả lời các câu hỏi được trong cuốn sách thứ sáu trong chuỗi, chúng tôi sẽ gửi cho bạn một chứng chỉ nêu rõ về lòng trung thành của bạn trong việc nghiên cứu phúc âm của John.

  1. Mối liên hệ giữa Chúa Giê-xu và Phi-e-rơ trong quá trình thẩm vấn trước An-ne như thế nào?
  2. Chúa Giê-xu là một vị Vua theo ý nghĩa nào?
  3. Chúng ta học được gì từ hình ảnh Chúa Giê-xu bị đánh đập, mặc áo tía và đội mão gai?
  4. Tại sao Phi-lát tuyên án Chúa Giê-xu?
  5. Ý nghĩa của danh hiệu trên thập tự giá là gì?
  6. Ba lời của Chúa Giê-xu là gì?
  7. Chúng ta học được điều gì từ việc xương Đấng Christ không bị gãy?
  8. Sự chôn cất Chúa Giê-xu dạy chúng ta điều gì?
  9. Ba bằng chứng liên tiếp về sự sống lại của Đấng Christ là gì?
  10. Giăng đã tin vào điều gì khi ở trong ngôi mộ trống?
  11. Vì sao Ma-ri không ngừng tìm kiếm xác Chúa Giê-xu cho đến khi Ngài tỏ mình ra cho bà, gọi bà bằng tên?
  12. Sứ điệp của Đấng Christ qua môi miệng của Ma-ri Ma-đơ-len dành cho chúng ta là gì?
  13. Câu nói đầu tiên của Chúa Giê-xu với các môn đồ sau khi phục sinh có ý nghĩa gì?
  14. Vì sao các môn đồ vui mừng?
  15. Có điều gì lạ trong sự sai phái các môn đồ?
  16. Đức Thánh Linh là ai? Ngài làm gì qua lời quý vị làm chứng cho Đấng Christ?
  17. Lời xưng nhận của Thô-ma ngụ ý điều gì?
  18. Tại sao Chúa Giê-xu gọi những người tin mà không cần nhìn thấy Ngài là “được phước”?
  19. Vì sao Giăng nói thêm trong lời kết luận Phúc Âm của ông?
  20. Vì sao việc bắt được quá nhiều cá lại khiến các môn đồ xấu hổ?
  21. Điều gì gây ấn tượng với quý vị trong cuộc trò chuyện giữa Chúa Giê-xu và Phi-e-rơ?
  22. Phi-e-rơ đã làm sáng danh Đức Chúa Trời như thế nào?
  23. Những lời cuối cùng của Đấng Christ trong sách Phúc Âm này có ý nghĩa gì?
  24. Những người nhận được Phúc Âm của Giăng làm chứng cho điều gì?

Hãy gởi cho chúng tôi tên và địa chỉ cùng với những phản hồi của bạn theo địa chỉ sau:

Waters of Life
P.O.Box 600 513
70305 Stuttgart
Germany

Internet: www.waters-of-life.net
Internet: www.waters-of-life.org
e-mail: info@waters-of-life.net

Lưu ý: Nếu bạn muốn tiếp tục nghiên cứu kinh thánh với chúng tôi, chúng tôi đã sẵn sàng để gửi cho bạn những cuốn sách từ loạt những người khác cùng với meditations về kinh thánh trong kinh thánh.

www.Waters-of-Life.net

Page last modified on October 12, 2018, at 01:36 PM | powered by PmWiki (pmwiki-2.3.3)