Home
Links
Bible Versions
Contact
About us
Impressum
Site Map


WoL AUDIO
WoL CHILDREN


Bible Treasures
Doctrines of Bible
Key Bible Verses


Afrikaans
አማርኛ
عربي
Azərbaycanca
Bahasa Indones.
Basa Jawa
Basa Sunda
Baoulé
বাংলা
Български
Cebuano
Dagbani
Dan
Dioula
Deutsch
Ελληνικά
English
Ewe
Español
فارسی
Français
Gjuha shqipe
հայերեն
한국어
Hausa/هَوُسَا
עברית
हिन्दी
Igbo
ქართული
Kirundi
Kiswahili
Кыргызча
Lingála
മലയാളം
Mëranaw
မြန်မာဘာသာ
नेपाली
日本語
O‘zbek
Peul
Polski
Português
Русский
Srpski/Српски
Soomaaliga
தமிழ்
తెలుగు
ไทย
Tiếng Việt
Türkçe
Twi
Українська
اردو
Uyghur/ئۇيغۇرچه
Wolof
ייִדיש
Yorùbá
中文


ગુજરાતી
Latina
Magyar
Norsk

Home -- Vietnamese -- John - 110 (Pilate awed by Christ; Pilate's unjust sentence)
This page in: -- Albanian -- Arabic -- Armenian -- Bengali -- Burmese -- Cebuano -- Chinese -- Dioula? -- English -- Farsi? -- French -- Georgian -- Greek -- Hausa -- Hindi -- Igbo -- Indonesian -- Javanese -- Kiswahili -- Kyrgyz -- Malayalam -- Peul -- Portuguese -- Russian -- Serbian -- Somali -- Spanish -- Tamil -- Telugu -- Thai -- Turkish -- Twi -- Urdu -- Uyghur? -- Uzbek -- VIETNAMESE -- Yiddish -- Yoruba

Previous Lesson -- Next Lesson

GIĂNG - SỰ SÁNG SOI TRONG TỐI TĂM
Nghiên Cứu Tin Lành của Đấng Christ theo Giăng
PHẦN 4 - SỰ SÁNG ĐẮC THẮNG TỐI TĂM (GIĂNG 18:1 - 21:25)
A - NHỮNG SỰ KIỆN TỪ LÚC BỊ BẮT CHO ĐẾN KHI BỊ CHÔN (GIĂNG 18:1 – 19:42)
3. Phiên tòa dân sự trước chính quyền La-mã (Giăng 18:28 - 19:16)

d) Phi-lát kinh ngạc trước bản tánh thánh của Đấng Christ (Giăng 19:6-11)


GIĂNG 19:8-11
8 Khi Phi-lát đã nghe lời đó, lại càng thêm sợ hãi nữa. 9 Người lại trở vào nơi trường án mà nói với Đức Chúa Jêsus rằng: Ngươi từ đâu? Nhưng Đức Chúa Jêsus không đáp gì hết. 10 Phi-lát hỏi Ngài rằng: Ngươi chẳng nói chi với ta hết sao? Ngươi há chẳng biết rằng ta có quyền buông tha ngươi và quyền đóng đinh ngươi sao? 11 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu chẳng phải từ trên cao đã ban cho ngươi, thì ngươi không có quyền gì trên ta; vậy nên, kẻ nộp ta cho ngươi là có tội trọng hơn nữa.

Phi-lát không chắc chắn về nhân cách của Chúa Giê-xu. Sự công chính, thanh sạch và yêu thương Ngài không thiếu chút nào trước mặt vị quan. Cho nên khi nghe biết Chúa Giê-xu không chỉ xưng là vua mà còn là Con Đức Chúa Trời, ông thận trọng. Người La-mã và Hy Lạp tin rằng trên trời có nhiều thần và linh đôi khi có thể nhập thể làm người sống giữa nhân gian. Ông bắt đầu lo sợ: “Liệu người này có phải là một vị thần đến trong thân xác con người không?” Nên ông hỏi: “Ngươi từ đâu đến?”

Chúa Giê-xu không chộp lấy cơ hội này để thoát án, mà cứ im lặng. Sự im lặng này đầy ẩn ý. Đức Chúa Trời không trả lời những câu hỏi liên quan đến lý luận hay sự tò mò đơn thuần, mà chỉ tỏ mình ra cho những ai tin nơi Ngài. Ngài khác hẳn với những tưởng tượng của văn hóa Hy Lạp và La-mã về Ngài, không có ai giống như Ngài. Trước sự im lặng này, Phi-lát nổi giận hỏi: “Ngươi không muốn nói chuyện với ta sao? Ta có quyền giết hoặc tha ngươi, ngươi ở trong tay ta. Kẻ thù nghịch ngươi muốn đóng đinh ngươi. Chỉ một mình ta có thể cứu hoặc treo ngươi lên.”

Chúa Giê-xu đã có thể đáp: “Đúng, quan có quyền. Cha ta đã cho quan quyền đó. Bản thân quan không có gì quan trọng. Vai trò thứ yếu của quan sẽ sớm tỏ ra qua lời tuyên án bất công. Cha ta trên thiên đàng là toàn năng, và ta cũng vậy. Không có thẩm quyền nào trên đất mà không bởi Cha.” Thẩm quyền này thường dẫn đến sự hủy diệt, như trong trường hợp của Phi-lát, người có được thẩm quyền bởi thiên thượng. Đức Chúa Trời nắm giữ lịch sử, nhưng cũng để con người chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Quý vị có trách nhiệm về cách mình đối xử với người khác.

Chúa Giê-xu nói với Phi-lát: “Ngươi đã phạm tội trọng, nhưng không chỉ một mình ngươi phạm tội. Hết thảy đều vướng vào lưới tội. Ngươi không muốn đóng đinh ta, nhưng sự hèn nhát và sợ hãi trước Cai-phe khiến ngươi tuyên án ta.” Thầy tế lễ cả này mắc tội lớn hơn, vì muốn đóng đinh Chúa Giê-xu bởi lòng đố kỵ và thù ghét. Lẽ ra ở cương vị đó, ông ta phải tỏ lòng thương với những người phạm tội, giúp họ giải hòa với Đức Chúa Trời. Nhưng ông ta lại đầu phục các ác linh và ghét Chúa Giê-xu đến mức giết Ngài.


e) Lời tuyên án bất công Phi-lát dành cho Chúa Giê-xu (Giăng 19:12-16)


GIĂNG 19:12
12 Từ lúc đó, Phi-lát kiếm cách để tha Ngài; nhưng dân Giu-đa kêu lên rằng: Ví bằng quan tha người nầy, thì quan không phải là trung thần của Sê-sa; vì hễ ai tự xưng là vua, ấy là xướng lên nghịch cùng Sê-sa vậy!

Phi-lát muốn tha Chúa Giê-xu vì người tù này đã công nhận thẩm quyền của ông. Dù sự oai nghi và nhu mì của Ngài đã làm giới hạn thẩm quyền đó. Chúa Giê-xu không đe dọa Phi-lát, mà mềm mại quở trách ông. Ngài đã phân biệt giữa tội lỗi của Phi-lát và tội ác của Cai-phe. Chúa Giê-xu làm quan án cho người đang xét xử Ngài, và cố kéo ông đến với nhận thức thánh.

Khi các thầy tễ lễ Giu-đa nhận thấy sự thay đổi trong lòng Phi-lát, họ xoay chuyển vấn đề sang chính trị. Lời tố cáo Chúa Giê-xu xưng mình là thần thánh không có tác dụng trước tòa án La-mã. Nên họ dọa sẽ cáo rằng quan không trung thành với Sê-sa nếu không giết Chúa Giê-xu.

“Bạn của Sê-sa” nghĩa là được lòng Hoàng Đế. Danh hiệu này chỉ dành cho những công sứ và hoàng thân. Vợ của Phi-lát có thể cũng ở trong hoàng tộc. Vì Ti-bê-ri-út Sê-sa không tin tưởng ai và có bản tính bi quan, ông thường nghi ngờ lòng trung thành của cấp dưới. Ông thường xuyên lo sợ một trong số họ sẽ tạo phản. Bất kỳ ai cáo buộc bạn của Sê-sa và đưa ra được bằng chứng sẽ khiến người bị cáo suy bại, có thể dẫn đến bị lưu đày.

Nếu các nhà lãnh đạo Giu-đa viết thư cho Rô-ma rằng Phi-lát đã trả tự do cho “Vua của dân Giu-đa” mặc cho họ đã tố cáo âm mưu tạo phản này, thì không khác gì tố cáo Phi-lát đang tạo điều kiện cho kẻ thù của Sê-sa. Hậu quả là ghế của Phi-lát sẽ bị lung lay. Ông không muốn mất chức vị chỉ vì Chúa Giê-xu, dù lẽ phải thuộc về Ngài. Lời đe dọa này đã bẻ gãy sự lưỡng lự của ông, khiến ông chuẩn bị chính thức tuyên án Chúa Giê-xu. Ông làm một nghi thức để tỏ ra mình không dính đến huyết của Đấng Christ. Bề ngoài ông làm như thể đã tuyên án công bằng, nhưng trong lòng ông tự nhận biết mình đã bất công.

GIĂNG 19:13-16a
13 Phi-lát nghe lời đó, bèn dẫn Đức Chúa Jêsus ra ngoài, rồi ngồi trên tòa án, tại nơi gọi là Ba-vê, mà tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ga-ba-tha. 14 Vả, bấy giờ là ngày sắm sửa về lễ Vượt Qua, độ chừng giờ thứ sáu. Phi-lát nói cùng dân Giu-đa rằng: Vua các ngươi kia kìa! 15 Những người đó bèn kêu lên rằng: Hãy trừ hắn đi, trừ hắn đi! Đóng đinh hắn trên cây thập tự đi! Phi lát nói với chúng rằng: Ta sẽ đóng đinh Vua các ngươi lên thập tự giá hay sao? Các thầy tế lễ cả thưa rằng: Chúng tôi không có vua khác, chỉ Sê-sa mà thôi. 16a Người bèn giao Ngài cho chúng đặng đóng đinh trên thập tự giá. …

Phi-lát chế giễu hy vọng về Đấng Mê-si-a của người Giu-đa và cười nhạo sự chống đối La-mã của họ và nói: “Các ngươi tố cáo vua của mình sao? Vương quốc của các ngươi chẳng có chút quyền lực nào! Các ngươi cũng giống như hắn thôi, không đáng để ta quan tâm!”

Người Giu-đa hiểu ẩn ý giễu cợt này, tức biến đơn kiện Chúa Giê-xu thành đơn kiện dành cho những kẻ buộc tội Ngài. Họ cùng nhau la lên: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự, hãy hạ nhục hắn, hắn là kẻ bị rủa sả! Hãy đóng đinh hắn!”

Hỡi anh em, những kẻ la hét ở đây là ngoan đạo theo luật pháp mình, nhưng đã trở nên mù quáng, không thể nhận biết tình yêu thương nhập thể và sự cao trọng thánh, cũng như sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đầy dẫy trong Chúa Giê-xu. Họ căm ghét Ngài và muốn loại trừ Ngài. Sự cố chấp hay nhiệt thành cũng không thể đưa người ta đến với Đức Chúa Trời; chỉ có tình yêu được tỏ bày trong Chúa Giê-xu mới có thể mở mắt cho chúng ta thấy lòng thương xót và sự hy sinh của Ngài.

Phi-lát lại càng giễu cợt đám đông Giu-đa giận dữ khi một lần nữa gọi Chúa Giê-xu là “vua”, đưa ra bằng chứng rằng hết thảy đám đông đều quyết phải giết Chúa Giê-xu. Phi-lát cố tìm một cớ để bào chữa cho lương tâm mình, nhưng đám đông gào thét đã nhất mực phải đóng đinh Chúa Giê-xu. Tiếng của đám đông này không phải là tiếng của Đức Chúa Trời, vì họ phạm tội luôn trong những tham muốn và động cơ trần tục của mình, và Sa-tan lợi dụng sự vấp phạm của họ.

Các thầy tế lễ phẫn nộ khi Phi-lát cứ tiếp tục cười nhạo. Họ cùng đồng thanh trong một lời tuyên bố đầy kinh ngạc: “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Sê-sa.” Bản thân câu nói này là một lời giả hình. Dòng tế lễ sợ phong trào suy tôn Đấng Mê-si-a này, cũng như căm ghét tên vua bù nhìn Hê-rốt. Họ thà phục Sê-sa, người đề cao văn hóa Hy Lạp, gìn giữ luật pháp và trật tự cho khu vực. Như vậy họ phản lại những lời tiên tri trong Cựu Ước về sự trông đợi Đấng Mê-si-a. Cha của sự nói dối thôi thúc con cái hắn. Trong phiên tòa này chỉ có một mình Chúa Giê-xu đứng về phía lẽ thật, lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời trong lương tâm mình, và nắm chặt lấy sự chính trực.

Cuối cùng, Phi-lát cũng nhẫn tâm tuyên án, bị thúc đẩy bởi sự ích kỷ, độc ác và dối trá. Con Đức Chúa Trời vẫn im lặng, nương nơi sự hướng dẫn của Cha Ngài, Đấng đã cho phép vị quan này đóng đinh Con mình. Bởi lời tuyên án bất công này, Chúa Giê-xu đã hoàn tất sự giải hòa giữa Đức Chúa Trời với con người. Các ác linh tưởng chúng đã thắng, nhưng chính chương trình của Đức Chúa Trời lại được làm thành, mặc cho những âm mưu lừa dối từ các thế lực của địa ngục.

LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-xu, chúng con cúi xuống trước Ngài; Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Xin ban cho chúng con lòng thương xót, chân thật và công chính. Xin giúp chúng con không lợi dụng người khác vì lợi riêng, và khiến chúng con thà chọn cái chết chứ không dối trá và thỏa hiệp với điều ác.

CÂU HỎI:

  1. Tại sao Phi-lát tuyên án Chúa Giê-xu?

www.Waters-of-Life.net

Page last modified on October 12, 2018, at 01:24 PM | powered by PmWiki (pmwiki-2.3.3)